Quang cao chinh 20
Quảng cáo chính 2
Quảng cáo chính 13
Quảng cáo chính 4
Quảng cáo chính 1
  • Đó là những quan điểm được bày tỏ tại buổi tọa đàm về 3G và những cơ hội của Việt Nam vừa được Câu lạc bộ nhà báo công nghệ thông tin tổ chức tại Hà Nội chiều 22/5. Trong bối cảnh trên thế giới, công nghệ này được nói nhiều đến mức như "thổi phồng" và ở Việt Nam, Bộ Thông tin Truyền thông đang xúc tiến việc cấp phép 3G vào cuối năm nay cho 4 doanh nghiệp đạt chuẩn, đa phần người sử dụng trong nước vẫn chưa hình dung cụ thể về những gì sẽ được thụ hưởng từ công nghệ được vốn được quảng bá là hấp dẫn và vượt trội hơn những gì hiện có.

"Miếng bánh ngọt" mang tên WCDMA

Công nghệ 3G có 6 chuẩn nhưng được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là WCDMA, CDMA 20001x - EV DO và WiMax di động, được quy hoạch ở 11 băng tần khác nhau. Như vậy là ở Việt Nam, công nghệ 3G không quá xa lạ mà đã có trong dịch vụ viễn thông của EVN Telecom và SFone với chuẩn CDMA 20001x - EV DO.

Chuẩn 3G mà Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam sẽ cấp phép vào cuối năm nay là chính là WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access - truy cập đa phân mã băng rộng) ở băng tần 2100 MHz. Công nghệ này hoạt động dựa trên CDMA và có khả năng hỗ trợ các dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao như video, truy cập Internet, hội thảo hình... WCDMA nằm trong dải tần 1920 MHz -1980 MHz, 2110 MHz - 2170 MHz...

France Telecom, Ericsson, Qualcomm hay Sullivan... những đại diện công nghệ tiên tiến trên thế giới đều lạc quan khi cho rằng 3G chính là cơ hội để Việt Nam có bước tiến dài trong lĩnh vực viễn thông và di động băng rộng.

3G được xem là cơ hội lớn cho sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam.
Ảnh: Hoàng Hà.

Ông Võ Việt Anh, đại diện của France Telecom, khẳng định việc phát triển từ công nghệ 2G lên 3G có khả năng thành công nhiều hơn và ít tốn kém hơn trường hợp bỏ qua 2G. Việc chuyển đổi này giúp tiết kiệm được 30% chi phí đầu tư vì tận dụng lại được mạng lõi, trạm phủ sóng... Còn ở Việt Nam, một trong các điều kiện để tham gia thi tuyển 3G là doanh nghiệp phải có giấy phép 2G. "Vấn đề cốt lõi để 3G thành công là: nội dung dịch vụ, chất lượng, chi phí và sự dễ dàng trong sử dụng, phong phú về thiết bị đầu cuối. Nếu đi từ 2G lên 3G cơ hội phát triển lớn hơn rất nhiều", ông Võ Việt Anh nói.

Và theo đại diện của Qualcom, tính đến hết tháng 3 năm nay đã có 800 thiết bị đầu cuối của hơn 100 nhà sản xuất có mặt trên thị trường. Với tốc độ tăng trưởng 10% mỗi tháng thì hiện tại con số nói trên cũng đã tăng lên nhiều lần.

Marc Daniel Einstein, Trưởng nhóm nghiên cứu mạng viễn thông không dây của Sullivan, nhận định: "Nghiên cứu thị trường VN, tôi thấy khả năng tăng trưởng với 3G rất lớn vì hiện tại mới có 2% người sử dụng băng rộng trên tổng số 40% dân số dùng di động".

Tuy nhiên, chuyên gia đến từ Sullivan cũng cảnh báo, theo những phân tích từ kinh nghiệm thế giới, trong hai năm đầu sẽ không có quá 8% người sử dụng chuyển đổi sang 3G. Và doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với khả năng sụt giảm doanh số trung bình trên một thuê bao. 

Muốn có bánh, hãy hứa...

Thay vì giải pháp đấu thầu, Việt Nam để các doanh nghiệp thi tuyển. Lý giải về điều này, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết: "Thể chế và cơ cấu doanh nghiệp viễn thông VN là sở hữu Nhà nước. Nếu đấu thầu thì tiền Nhà nước là vào ngân sách Nhà nước. Dù biết thi tuyển là cấp phép dựa trên cơ sở lời hứa của doanh nghiệp và không minh bạch bằng đấu thầu, đó vẫn là phương án hợp lý nhất. Điều này cũng giúp nâng cao khả năng thành công trong kế hoạch kinh doanh của những đơn vị được chọn vì cắt giảm được chi phí đấu thầu".

HSPA - bước tiến vượt trội của 3G
Người tiêu dùng thờ ơ với dịch vụ 3G vì cước phí cao
Các đơn vị muốn triển khai 3G và WiMax phải thi tuyển
Việt Nam sẵn sàng cho công nghệ 3G
Lộ trình cấp phép 3G sẽ 'chốt' vào ngày 30/9
Có 4 tiêu chí chính để xét duyệt cấp phép bao gồm: năng lực tài chính, kỹ thuật nghiệp vụ, phương án kinh doanh, thương mại và nguồn nhân lực, đào tạo. Chi tiết cụ thể về những tiêu chí này đã được gửi đến từng doanh nghiệp để cân nhắc khả năng của mình.

Theo quy hoạch tần số của Cục tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông), băng tần dịch vụ 3G chỉ đủ cấp phép tối đa cho 4 đơn vị. Trong khi đó, cả 7 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ di động là MobiFone, Vinaphone, Viettel Mobile, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile và GTel đều có nhu cầu cũng như hứa hẹn về mức độ sẵn sàng về hạ tầng công nghệ, chiến lược phát triển. 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel, tiết lộ: "Nếu được cấp phép, sau 1 năm chúng tôi sẽ có 2.000 trạm phát sóng, phủ đến tận xã. Sau đó là Internet băng rộng vì đây mới thực sự là cái mà các vùng sâu cần đến. Sau nữa là các dịch vụ như Tivi for mobile (truyền hình rút gọn trên điện thoại) hay music for mobile".

Thừa nhận hiện tại gặp khó khăn về thiết bị đầu cuối, song đại diện của SFone cũng không tỏ ra nao núng về khả năng cạnh tranh. "Chúng tôi từng thử nghiệm dịch vụ mobile TV trên nên CDMA 2000 1x EV-DO. SFone luôn trong tư thế sẵn sàng chứng minh với Bộ phương án kinh doanh", ông Tôn Minh Thông, Phó tổng Giám đốc SPT, bày tỏ.

Một số doanh nghiệp khác cũng bày tỏ quyết tâm của mình trước cơ hội lớn bằng hứa hẹn về khả năng thực thi và cam kết về công công nghệ, kết nối, cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, định hướng dịch vụ...

3G = Giỏi + Giàu + Gắng

Theo ông Lê Nam Thắng, thực tế là công nghệ 3G phần nào đó đã được các hãng cung cấp thiết bị thổi phồng quá đà. "3G giúp giải quyết hai vấn đề: băng rộng và di động. Thời điểm hiện tại, Việt Nam bắt đầu có nhu cầu với hai vấn đề đó nên việc cấp phép vào lúc này là cần thiết và hợp lý. So với thế giới, chúng ta cũng không chậm chân hơn", ông Thắng phân tích.

Nếu nhìn từ góc độ trong nước, lãnh đạo Bộ Thông tin truyền thông cho rằng việc phát triển 2G ở Việt Nam diễn ra khá chậm, dù VinaPhone và Mobifone bắt đầu từ những năm 1995 - 1996. Trung bình mỗi mạng 2G được đầu tư 300 - 500 triệu USD. VN có 6 mạng thì số tiền sẽ là 2-3 tỷ USD và đến giờ các doanh nghiệp mới hoàn vốn và thu lời. Nên nếu cấp phép 3G quá sớm, hiệu quả kinh tế từ 2G sẽ không đạt.

Ông Lê Nam Thắng cũng chia sẻ quan điểm của Bộ trong mục tiêu cấp phép là thúc đẩy ứng dụng, dịch vụ mới trên nền băng rộng, đặc biệt ứng dụng thương mại di động, đời sống kinh tế xã hội, văn hóa giải trí. Tại một số nước phát triển 3G sớm, có tới 70% dung lượng dùng cho thoại và 30% là ứng dụng data.

"Cơ hội về giấy phép 3G chia đều cho tất cả các doanh nghiệp. Chúng tôi vẫn nói vui, đơn vị nào muốn chiến thắng thì phải có 3 chữ G. Đó là: Giàu một tí, Giỏi một tí và Gắng một tí", ông Lê Nam Thắng nói.

3G là chuẩn kết nối thế hệ 3 cho điện thoại di động, được phát triển nhằm thay thế công nghệ 2G phổ biến hiện nay. Mạng 3G thương mại đầu tiên do NTT DoCoMo (Nhật) triển khai vào tháng 10/2001, tiếp theo là SK Telecom của Hàn Quốc đầu năm 2002.

Tính đến 12/2007 đã có hơn 190 mạng 3G được thiết lập ở 50 nước. Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU) không đưa ra tốc độ cụ thể của hệ thống 3G mà chỉ "hy vọng sẽ đạt tốc độ tối thiểu 2 Mb/giây đối với người đi bộ và 348 Kb/giây khi di chuyển trên các phương tiện giao thông". Tuy nhiên, các tài liệu chuyên môn ước tính khả năng truyền tải dữ liệu trong mạng 3G là 384 Kb/giây ở điều kiện bình thường và 128 Kb/giây trên xe hơi.

6 chuẩn 3G hiện nay là W-CDMA, CDMA2000, TD-CDMA / TD-SCDMA, UWC (thường được triển khai với EDGE), DECT và Mobile WiMAX. Trong đó, WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access - truy cập đa phân mã băng rộng) là công nghệ 3G hoạt động dựa trên CDMA và có khả năng hỗ trợ các dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao như video, truy cập Internet, hội thảo hình... WCDMA nằm trong dải tần 1920 MHz -1980 MHz, 2110 MHz - 2170 MHz...

(Vnexpress)

0888342020

Công ty TNHH Điện tử công nghệ Tường An - TAKO * Giấy CNĐKDN: 0101910340 cấp ngày 25/06/2010 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HN cấp * Người đại diện: Nguyen Hanh

Địa chỉ: Số 3 lô 1C khu đô thị Trung Yên (ngõ 58 Trung Kính rẽ phải), Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.* Chi Nhánh: 172/10 Đặng Văn Ngữ, P.13, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh * Điện thoại: (024) 37 833 833